Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa?

Kinh nguyệt ra hàng tháng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, duy trì sức khỏe tử cung và toàn cơ thể nói chung. Có thể nói rằng, sự bình thường của kinh nguyệt có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe nữ giới.

Lượng kinh nguyệt hàng tháng giảm đáng kể, máu không được đào thải ra kịp thời, dẫn đến chất độc, “rác thải” vẫn lưu lại trong tử cung. Từ đó có thể gây tổn thương cho tử cung, làm mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bởi vậy, lúc này cần phải kịp thời điều hòa lượng kinh nguyệt. Trong trường hợp này, chúng ta nên ăn uống gì cho hợp lý để giúp lưu thông kinh nguyệt?

1. Táo tàu

Táo tàu là loại quả rất giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa thích. Nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bổ sung máu, thúc đẩy lưu thông máu. Nữ giới kinh nguyệt ra ít nên ăn nhiều hơn táo tàu, vừa giúp thúc đẩy kinh nguyệt, vừa giúp làm ấm tử cung, bảo vệ buồng trứng.

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa? - Ảnh 1.

Ngoài ra, trong táo tàu Biên dịch có nhiều chất chống oxy hóa, có thể trì hoãn sự lão hóa da, cân bằng sự tiết hormone trong cơ thể. Từ đó làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt không đều hay lượng kinh nguyệt ít ở nữ giới.

2. Nước đường nâu

Nước đường nâu không chỉ có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị đau bụng kinh mà còn thúc đẩy kinh nguyệt. Nó giúp lưu thông máu, giảm ứ máu, từ đó tăng lượng kinh nguyệt.

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa? - Ảnh 2.

Các bạn gái trong kỳ kinh nguyệt, buổi sáng có thể uống một cốc nước đường nâu khi bụng đói để thải độc tố, giữ ấm cơ thể, kích thích sự lưu thông khí huyết. Ngoài ra, nước đường nâu còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào da, cải thiện sự vàng da, tăng tính đàn hồi cho da.

3. Nhãn

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa? - Ảnh 3.

Nhãn chứa rất nhiều vitamin và các loại khoáng chất khác nhau, có tác dụng nuôi dưỡng khí huyết. Những bạn nữ kinh nguyệt ra ít ăn nhãn có thể giúp thúc đẩy sự bài tiết estrogen trong có thể, đẩy nhanh quá trình đào thải máu và khí lạnh từ trong tử cung. Từ đó làm giảm tình trạng máu kinh nguyệt ra ít, duy trì và bảo vệ tử cung.

4. Củ sắn dây

Theo y học cổ truyền, củ (hay rễ) sắn dây là một loại thuốc, có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Nó giàu isoflavone có hoạt tính cao, có thể giúp điều chỉnh nội tiết của cơ thể, bổ sung estrogen và nuôi dưỡng, bảo vệ buồng trứng.

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa? - Ảnh 4.

Củ sắn dây giúp đẩy nhanh hoạt động thải độc tố, cải thiện môi trường bên trong tử cung, làm tử cung ấm và khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Không chỉ vậy, loại thực vật này còn giúp nữ giới làm mờ sẹo, duy trì làn da.

5. Nho khô

Nho khô là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Ngoài hương vị tươi ngon chua ngọt ra, chúng rất tốt đối với sức khỏe vì chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Các bạn nữ lượng kinh nguyệt ra ít có thể ăn nho khô như một món ăn vặt hàng ngày. Mỗi tháng trước khi có kinh mỗi ngày có thể ăn khoảng 30 quả nho khô nhỏ.

Con gái nên ăn uống gì để điều hòa lượng kinh nguyệt ra ít, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa? - Ảnh 5.

Điều này giúp cải thiện lưu lượng kinh nguyệt thấp của nữ giới. Đồng thời, loại quả này giàu chất xơ, carbohydrate và protein, có lợi cho sức khỏe. Ngay cả khi bạn đang ở trong thời kỳ giảm cân, nó cũng không làm bạn tăng cân đâu!

Nguồn: Sohu

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Thủ tướng công bố dịch nCoV

Dịch xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1 (khi xác định người đầu tiên mắc bệnh), do chủng mới của virus Công ty dịch thuật Đồng Nai corona gây ra. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus ebola, lassa hoặc marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào vùng dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống...

Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, ngành công an, quân đội, dã chiến đều được huy động để tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh.

Trước đó, tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tối 31/1, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đã giải thích vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia.

Ông Long cho biết, WHO đã công bố dịch virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ở Việt Nam việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Long dẫn chứng.

Ông Long nhận định, dịch nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố.

Cần Thơ lùi lịch học một tuần để phòng virus corona

Đó là kết luận của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Lê Quang Mạnh khi họp với các sở, ngành và chín quận, huyện về công tác phòng chống dịch bệnh viêm phổi do chủng mới của virus corona (nCoV), ngày 1/2.

Người đứng đầu chính quyền TP Cần Thơ yêu cầu ngành giáo dục rà soát học sinh, sinh viên có đi qua vùng có dịch bệnh hay không, để có cách xử lý. "Cần có biện pháp rà soát phù hợp, không gây hoang mang cho người dân", ông nói.

Đưa ra đề nghị lùi thời gian nhập học tại cuộc họp, ông Cao Minh Chu, Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ, cho rằng việc này là cần thiết cho công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm được chu đáo.

"Trong thời gian một tuần, ngành y tế tiến hành khử khuẩn, khử trùng tại các trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên, phụ huynh về phòng chống dịch", ông Chu nói và nhận định sắp tới, thời tiết có khả năng nắng nóng nên môi trường sẽ không thích hợp cho virus corona phát triển.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ nói sẽ chỉ đạo các trường tập huấn cho giáo viên cách phòng chống dịch bệnh và vệ sinh trường học vì thời gian qua nghỉ Tết chưa tập trung được.

Theo lãnh đạo Đại học Cần Thơ, kế hoạch nhập học của trường vào ngày 3/2. Với hai cụm ký túc xá, trường có với gần 10.000 sinh viên lưu trú, hiện khoảng 20% sinh viên trở lại sau Tết. Một sinh viên đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) theo học tại trường nhưng đã về quê ăn Tết và chưa trở lại.

Lãnh đạo Sở Y tế cho biết đã công bố danh sách bốn bệnh viện trên địa bàn có khả năng tiếp nhận, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gồm: Bệnh viện Đa khoa thành phố, Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Nhi đồng. Những nơi này đã thành lập đội các đội phản ứng nhanh, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc hồi sức cấp cứu, dịch truyền, máy thở...

Ngoài ra, tất cả cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn đã chuẩn bị khu khám và cách ly. Khi phát hiện ca nghi viêm phổi do nCoV, những nơi này hội chẩn với một trong bốn bệnh viện trên để chuyển viện đúng chỉ định, đảm bảo an toàn...

TP Cần Thơ hiện có khoảng 500.000 học sinh các cấp và sinh viên theo học tại các trường đại học, cao đẳng... Theo kế hoạch ban đầu, Công ty dịch thuật Đồng Nai sau hai tuần nghỉ Tết, tất cả sẽ đi học lại từ ngày 3/2 (mùng 10).

Trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đã chỉ đạo dừng các hoạt động vui chơi trên địa bàn.

Chiều 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV ở Việt Nam. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Dịch viêm phổi khởi phát phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) hồi tháng cuối năm 2019. Trung Quốc hôm nay thông báo hôm nay có 11.943 người mắc viêm phổi, số người chết do bệnh này tăng lên 259 người.

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do nCoV đã lan đến 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cửu Long

Việt kiều Mỹ nghi nhiễm virus corona khi quá cảnh Vũ Hán

Ngày 14/1 bệnh nhân bay từ Mỹ về Việt Nam trên chuyến bay ký hiệu 660 của hãng hàng không China Southern. Ngày 15/1, bệnh nhân quá cảnh tại sân bay Vũ Hán, Trung Quốc, trong vòng 2 giờ. Ngày 16/1, bệnh nhân nhập cảnh Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất và di chuyển đến khách sạn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, lưu trú tại đây đến khi nhập viện.

Ngày 27/1, bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều. Chiều 31/1, nhân viên khách sạn đưa ông đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm nCoV.

Hiện tại, bệnh nhân điều trị Công ty dịch thuật Đồng Nai cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, thở oxy, dùng kháng sinh và kháng virus.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện, cho biết bệnh nhân được nằm điều trị trong phòng áp lực âm tại khu cách ly nghiêm ngặt. Sáng nay bệnh nhân khỏe, không còn sốt nhưng vẫn thở qua mặt nạ oxy.

Khách sạn bệnh nhân từng ở hiện có 6 khách lưu trú và 8 nhân viên. Công an địa phương yêu cầu cơ sở không nhận thêm khách. "Tổ phản ứng nhanh phòng dịch corona" của phường tiến hành khử trùng và cách ly số khách cũng như nhân viên khách sạn kể từ ngày 1/2 đến hết ngày 15/2 để theo dõi, dự phòng nguy cơ lây nhiễm.

Bệnh nhân thứ 7 này là một trong 4 người được Sở Y tế TP HCM chiều 1/2 công bố cách ly do nghi nhiễm virus corona chủng mới. Ba người còn lại là người Pháp cùng một gia đình. Họ rời Vũ Hán đến Việt Nam du lịch, có biểu hiện viêm hô hấp, được theo dõi cách ly tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết đã kiểm tra, theo dõi những người từng tiếp xúc với 3 người Pháp này để có kế hoạch cách ly.

Lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.

Lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Giang Huy.

Trước đó, chiều 1/2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm hô hấp cấp do nCoV ở Việt Nam, với ba tỉnh có dịch là Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và Thanh Hóa.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 31/1 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm phổi do virus corona đã lan đến hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Dịch viêm phổi do virus corona khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, được báo cáo lần đầu ngày 31/12/2019. Tính đến sáng 2/2, có hơn 14.000 người mắc bệnh, 304 trường hợp tử vong.

Lê Phương - Lê Nga

Mít Thái miền Tây bí đầu ra

Mít Thái trồng tại huyện Châu Thành, tình Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long

Mít Thái trồng tại huyện Châu Thành, tình Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long

Năm công mít Thái (5.000 m2) của gia đình đến kỳ thu hoạch đợt thứ nhất với sản lượng khoảng năm tấn nhưng không bán được khiến ông Nguyễn Văn Khanh, ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành "đứng ngồi không yên". Thị trường Trung Quốc ngưng nhập hàng, các vựa ở địa phương ngưng hoạt động, thương lái không mua.

"Mít thu hoạch giờ chỉ bán cho các chợ và quầy sạp dọc đường với giá rất thấp; giá ngày 30/1 là 10.000 đồng mỗi kg, nay giảm còn 7.000 nhưng không ai mua", ông Khanh nói và cho biết vào thời điểm này năm ngoái, nông dân Hậu Giang bán mít với giá 50.000-70.000 đồng mỗi kg, thương lái lùng tới nhà đặt cọc, trả tiền trước.

Nhiều nông dân khác ở huyện Châu Thành đốn bỏ vườn cây ăn trái đặc sản như măng cụt, chôm chôm, bưởi Năm Roi... để trồng mít Thái cũng đang rất lo lắng vì đầu ra ách tắc.

"Trước đây, vào vụ cơ sở, tôi thu mua khoảng 10 tấn mít mỗi ngày. Nhưng trước Tết Nguyên đán 2020, đầu mối bên Trung Quốc thông báo ngưng nhập hàng, chờ đến khi dịch viêm phổi được khống chế nên mình phải ngưng mua vào", ông Trần Văn Thanh, chủ vựa mít ở Hậu Giang nói.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang Trần Chí Hùng cho biết, trước tình hình đột xuất này bà con nông dân Công ty dịch thuật Đồng Nai cần hết sức bình tĩnh, cắt vụ, dưỡng cây. Chờ khi thị trường khôi phục trở lại thì tập trung cho mít ra trái để có sản phẩm bán.

Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long

Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long

"Hiện diện tích mít Thái quá lớn, trên 3.000 ha, tăng hơn 2.000 ha so với năm 2018 (chủ yếu ở hai huyện Châu Thành và Châu Thành A), nhưng đầu ra sản phẩm chủ yếu phụ thuộc Trung Quốc", ông Hùng nói và khuyến cáo để tránh rủi ro, người dân không nên ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn trái đặc sản chuyển qua trồng mít.

Tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang..., nhiều nông dân trồng mít Thái cũng đang lo lắng vì khó tiêu thụ dù giá giảm mạnh.

Cửu Long

Trung Quốc đề nghị EU hỗ trợ

Trong cuộc điện đàm hôm nay với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ hy vọng EU tạo điều kiện mua vật tư y tế từ các quốc gia thành viên của khối thông qua "kênh thương mại", thông cáo của chính phủ Trung Quốc cho biết.

"Chúng tôi sẵn sàng tăng cường trao đổi thông tin, chính sách và công nghệ, đồng thời hợp tác cùng tổ chức quốc tế bao gồm EU", Thủ tướng Trung Quốc cho hay.

Thủ tướng Lý Khắc Cường (thứ hai từ bên phải) tới thăm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh ở Bắc Kinh hôm 30/1. Ảnh: Reuters.

Nhân viên sản xuất khẩu trang tại công ty vật tư y tế ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc hôm 27/1. Ảnh: AFP .

Ông Lý cho biết chính phủ Trung Quốc luôn đặt vấn đề an toàn và sức khỏe của người dân lên hàng đầu và đang nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh theo cách minh bạch và bài bản. Công việc hiện tại là kiềm chế dịch lây lan, điều trị cho bệnh nhân và đảm bảo cuộc sống bình thường cho người Trung Quốc và người nước ngoài tại đây, thông cáo cho biết thêm.

Bà Ursula von der Leyen cho hay EU sẽ cố gắng hết sức và phối hợp tất cả nguồn lực cần thiết để hỗ trợ Trung Quốc.

Trung Quốc đang vật lộn với dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV) gây ra, trong bối cảnh hệ thống y tế nước này dần "cạn kiệt" giường bệnh và vật tư khác. Dịch đã khiến 259 người tử vong tại Trung Quốc và hơn 12 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc ước tính Hồ Bắc Công ty dịch thuật Đồng Nai cần 100.000 trang phục và thiết bị bảo hộ mỗi ngày, nhưng 40 nhà sản xuất của Trung Quốc chỉ cung cấp được tổng cộng 30.000 chiếc mỗi ngày.

Các hoạt động tiếp tế cho Trung Quốc đã được đẩy mạnh từ hôm 30/1 khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch viêm phổi cấp là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Hàn Quốc, Nhật Bản và các đại sứ quán Trung Quốc đang chuyển hàng tấn vật tư y tế viện trợ cho Bắc Kinh.

Thanh Tâm (Theo CNN )